Sau sự nổi lên của những khu vực phía Tây và phía Đông Thủ đô, huyện Đông Anh - một địa phương nằm tại phía Bắc - đang trở thành tâm điểm bàn luận của giới đầu tư, nhất là khi thời điểm lên quận của khu vực này đang cận kề.
Trong cuộc họp đầu tháng 8/2024, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nhấn mạnh rằng, phấn đấu ít nhất đến cuối năm 2024, huyện Đông Anh sẽ được lên quận. Hiện địa phương này đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện để thoát “mác” huyện.
Không dừng lại ở đó, huyện Đông Anh còn đang chào đón thêm nhiều siêu dự án từ các “ông lớn" trong ngành bất động sản. Nổi bật trong số đó là Vinhomes Cổ Loa và dự án thành phố thông minh của BRG cùng Sumitomo.
Nhiều chủ đất đã căn cứ vào mức giá trên để xác định số tiền của những lô đất thổ cư xung quanh. Đây chính là lý do khiến nhiều thửa đất được rao lên tới 160 - 180 triệu đồng/m2, mức giá cao gấp đôi so với hồi cuối năm 2023.
Dự kiến cầu Tứ Liên sẽ bắt đầu được xây dựng trong năm nay. Cây cầu khi hoàn thành sẽ nối liền bờ phía Tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm, quận Tây Hồ với bờ Đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh.
Theo nhận định của anh Hải Triều, khi công trình này được xây dựng, giá đất tại những khu vực xung quanh chân cầu sẽ có giá tăng lên thành 200 - 250 triệu đồng/m2, từ mức 150 - 180 triệu đồng/m2 của hiện tại.
Từ điểm nhìn trên bờ đê huyện Đông Anh, phía bên kia sông Đuống là địa bàn huyện Gia Lâm. Những mảnh đất có ngõ trước nhà 2 m cũng đã có giá leo lên tới 70 triệu đồng/m2. Nếu không sử dụng thuyền, người dân phía bên kia sông sẽ phải đi một con đường dài khoảng 10 km để tới Vinhomes Cổ Loa.
Đa phần những người xuống tiền mua đất tại huyện Đông Anh đều xác định sẽ đầu tư trung và dài hạn. Theo chia sẻ của môi giới viên, đà tăng giá đất tại khu vực này sẽ gắn liền với những thay đổi trong cơ sở hạ tầng của huyện. Do đó, sự thành công của Vinhomes Cổ Loa cùng các dự án khác sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư.