
1. Nhà Đồng Sở Hữu Là Gì?
Quản Lý Tài Sản Chung
Sử Dụng Tài Sản Chung
- Đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong tài sản chung, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức tương ứng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Tất cả các chủ sở hữu tài sản chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Định Đoạt Tài Sản Chung
- Mỗi cá thể sở hữu tài sản chung có quyền định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
- Các chủ sở hữu chung thỏa thuận về việc định đoạt tài sản chung hợp nhất hoặc tuân theo theo quy định của pháp luật.
- Các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua nếu một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình.
- Nếu chủ sở hữu chung muốn bán phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thì mà các chủ sở hữu chung khác không có nhu cầu mua thì trong thời hạn 3 tháng ( tài sản là bất động sản) và 1 tháng (tài sản là động sản) kể từ khi nhận thông báo bằng văn bản về việc bán và các điều kiện bán thì chủ sở hữu đó có quyền bán cho người khác.
- Chủ sở hữu trong số các chủ sở hữu chung có quyền cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm, đồng thời, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
- Nếu một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về các chủ sở hữu chung còn lại trong trường hợp sở hữu chung của cộng đồng. Ngoài trường hợp này thì phần tài sản đó thuộc về Nhà nước.
- Nếu một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
- Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.
Chia Tài Sản Thuộc Sở Hữu Chung
- Mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia.
- Nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó.
- Chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chủ sở hữu bán phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Chấm Dứt Sở Hữu Chung
- Tài sản chung đã được chia hoặc không còn.
- Toàn bộ tài sản chung thuộc quyền sở hữu của một trong số các chủ sở hữu chung.
- Trường hợp khác theo quy định của luật.
2. Nhà Đồng Sở Hữu Có Bán Được Không?
- Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu.
- Trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
3. Thủ Tục Bán Đất Đồng Sở Hữu
Lập Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất
Chuẩn Bị Hồ Sơ Sang Tên Sổ Đỏ
- Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu 09/ĐK (link tải bên dưới).
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng chứng thực.
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của thửa đất đồng sở hữu.
- Xác nhận đất không có tranh chấp.
- Căn cước công dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú của tất cả đồng sở hữu.
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân hoặc Giấy chứng nhận kết hôn đối với tất cả đồng sở hữu.
- Tờ khai lệ phí trước bạ.
- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (nếu có).
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng đất (nếu có).
- Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được miễn, giảm các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai và bản sao các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm theo quy định của pháp luật (nếu có).
Nộp Hồ Sơ
Giải Quyết Và Trả Kết Quả
- Đối với những hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
- Trường hợp cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
- Chỉnh lý và cập nhật biến động về hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
- Trả giấy chứng nhận cho người sử dụng theo lịch hẹn.
4. Thủ Tục Đứng Tên Đồng Sở Hữu Đất
Chuẩn Bị Hồ Sơ
- Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu 09/ĐK.
- Hợp đồng mua bán hoặc văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước đó.
Nộp Hồ Sơ
Trả Kết Quả
- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
5. Những Câu Hỏi Khác Về Nhà Đồng Sở Hữu
Nhà Đồng Sở Hữu Có Tách Sổ Riêng Được Không?
Mua Nhà Đồng Sở Hữu Có Sang Tên Được Không?
Nhà Đồng Sở Hữu Có Vay Ngân Hàng Được Không?
Những Rủi Ro Khi Mua Đất Đồng Sở Hữu
- Rắc rối với thủ tục tách sổ riêng: Việc tách sổ riêng gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài thời gian. Đồng thời phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên còn lại khi thực hiện các thủ tục liên quan.
- Khó thế chấp: Mặc dù pháp luật không cấm việc sử dụng nhà, đất đồng sở hữu để thế chấp vay ngân hàng. Tuy nhiên, hồ sơ, thủ tục vay sẽ rất phức tạp, ngân hàng thường yêu cầu tách sổ trước khi dùng tài sản thế chấp cho vay nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm hồ sơ.
- Dễ xảy ra tranh chấp: Do đất sở hữu chung có tác động đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều chủ sở hữu nên nếu không có sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên từ ban đầu bằng văn bản cụ thể thì việc mâu thuẫn, tranh chấp rất dễ phát sinh sau này.
- Dễ bị lừa đảo: Người mua dễ mất tiền cọc do đối tượng lừa đảo mua đất đồng sở hữu rồi xây nhà, chia nhỏ thành nhiều căn rồi bán rẻ đi kèm với những lời quảng cáo hoa mỹ như có sổ hồng. Nếu người mua nhẹ dạ và không tìm hiểu kỹ sẽ gặp phải trường hợp này.